Lịch sử Đường Mỹ Phước – Tân Vạn

Ý tưởng xây dựng đường Mỹ Phước – Tân Vạn được hình thành từ hơn 10 năm trước.[2]

Đường Mỹ Phước – Tân Vạn được khởi công từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng do Tổng Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư. Đoạn Mỹ Phước – Tân Vạn dài 42 km đã hoàn thành và thông xe vào năm 2015. Đến cuối năm 2021, đoạn Bàu Bàng – Mỹ Phước dài 20 km cũng được hoàn thành và tuyến đường được thông xe toàn tuyến.[3]

Đây là tuyến đường quan trọng kết nối trung tâm Thành phố mới Bình Dương (tỉnh Bình Dương) với thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), tỉnh Bà Rịa – Vũng TàuThành phố Hồ Chí Minh, vận chuyển hàng xuất khẩu từ các khu công nghiệp ở Bình Dương về các cảng ở Sài Gòn và Đồng Nai nhằm giảm tải cho Quốc lộ 13Tỉnh lộ 743, toàn tuyến có 5 cầu vượt, 3 nút giao và quy mô 8 làn xe.

Đường Mỹ Phước – Tân Vạn tổng chiều dài là 62 km. Trong đó:

  • Giai đoạn 1 dài 42 km: Từ Quốc lộ 1 đến thị xã Bến Cát, đưa vào hoạt động từ năm 2015.
  • Giai đoạn 2 dài 20 km: Từ thị xã Bến Cát đến Trung tâm hành chính Bàu Bàng, có chiều rộng 61m, 10 làn và đưa vào hoạt động từ năm 2021.

Đường Mỹ Phước – Tân Vạn có một phần trùng với dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn kết nối với các trục giao thông như: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K,...

Sở Giao thông vận tải Bình Dương cho biết, đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có chiều dài 26,06 km. Trong đó, đoạn trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn dài 15,3 km (đã được xây dựng với quy mô 6 làn xe ô tô). Đoạn chưa đầu tư dài 10,76 km.[4]